Tối ưu hóa website là một công việc cơ bản và quan trọng cần những người sử dụng chú ý thực hiện. Trong đó, Sitemap được xem là một trong những sự lựa chọn hoàn hảo nhất mà người dùng nên cân nhắc bởi những ưu điểm mà nó mang lại. Nắm bắt được các thông tin về Sitemap một cách toàn diện và chi tiết để có thể tối ưu hóa website một cách chính xác và hiệu quả nhất. Vậy Sitemap là gì? Sitemap có vai trò gì trong website? Cùng đi tìm hiểu về Sitemap trong bài viết của graphicalerts dưới đây nhé.
Sitemap là gì?
Sitemap là gì? Sitemap là bảng đồ trang website hay là sơ đồ trang web được đưa và sử dụng, cung cấp cho thị trường nhằm hỗ trợ cho các công ty, doanh nghiệp. Đây được xem là sơ đồ website mà tại đó, các tập tin hình ảnh hoặc văn bản chứa đựng đầy đủ các thông tin quan trọng trong một trang web cần được đưa vào sử dụng, cung cấp cho người dùng.
Mọi người có thể coi Sitemap như một tấm bản đồ địa lý, trong đó những điểm xuất hiện trên tấm bản đồ chính là các trang web của website đó. Sitemap là một yếu tố vô cùng quan trọng và cần được tận dụng một cách hiệu quả và hợp lý để có được khả năng hỗ trợ toàn diện cho việc ứng dụng website đưa vào hoạt động cho từng doanh nghiệp.
Hiện nay, Sitemap được chia thành 2 loại riêng biệt là XML sitemap và HTML sitemap. Và cụ thể một loại đều có những điểm khác biệt, những điểm đặc trưng riêng:
- Sitemap XML : Sitemap XML là gì? đây là Sitemap được tạo ra với mục đích chủ yếu là ứng dụng cho công cụ tìm kiếm. Nó giúp đảm bảo việc thực hiện báo cáo cho công cụ tìm kiếm về tần suất cập nhật nội dung hoặc cấu trúc của một website, hoặc kết quả tìm kiếm của một trang web cụ thể.
- Sitemap HTML: Đây là Sitemap được tạo ra nhằm mục đích giúp cho những người truy cập có thể xác định được sơ đồ website. Việc ứng dụng Sitemap giúp cho người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm các thông tin một cách nhanh chóng và chính xác hơn.
Vai trò của Sitemap trong website
Với những thông tin trên chắc hẳn mọi người cũng đã thấy được tầm quan trọng cũng như lý do tại sao cần sử dụng Sitemap là gì. Sitemap có tác động mạnh mẽ tới độ hiệu quả của việc SEO web. Với nhiệm vụ hướng dẫn bot của bộ máy tìm kiếm thông tin, việc tiến hàng liên kết website giúp bot có thể lập chỉ mục. Website được index thì Sitemap cũng sẽ trở nên quan trọng và cần thiết hơn.
Sitemap website có được một cấu trúc tốt sẽ luôn được công cụ tìm kiếm đánh giá cao, tiêu biểu nhất là google. Hơn nữa, khi web có bất cứ thay đổi gì thì khi có Sitemap cũng sẽ giúp cho mọi người thực hiện việc kết nối. Lúc này, các thông tin được gửi tới bot từ bộ máy tìm kiếm sẽ được thực hiện nhanh chóng hơn, thuận tiện hơn, nâng cao hiệu quả.
Thực tế, công cụ tìm kiếm không thể giúp cho từng trang web lập được chỉ mục, tạo ra những thay đổi ngay lập tức. Tuy nhiên, khi sử dụng Sitemap website sẽ có thể thay đổi việc lập chỉ mục nhanh và hiệu quả hơn. Từ đó, giúp cho hoạt động của website được ổn định hơn, hiệu quả hơn trong mọi điều kiện, mọi hoàn cảnh cụ thể.
Sitemap HTML giúp tăng cường khả năng tìm kiếm các thông tin, nhờ đó mọi người sẽ không cần phải dựa dẫm quá nhiều và các liên kết bên ngoài. Các liên kết nội bộ được đảm bảo, không gặp phải tình trạng lộn xộn hay những ảnh hưởng xấu tới quá trình hoạt động của web.
Hiện nay, có rất nhiều phần mềm được sử dụng để hỗ trợ tạo Sitemap khác nhau mà mọi người có thể tìm hiểu và đưa ra quyết định lựa chọn sử dụng. Đưa ra quyết định lựa chọn phù hợp để khai thác Sitemap giúp việc tối ưu website trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn như mong muốn.
Xem thêm: Tổng Hợp Các Chỉ Số Đo Lường Hiệu Quả Marketing Quan Trọng
Hướng dẫn cách tạo sơ đồ website và Submit Sitemap
Cách tạo sơ đồ website
Chính bởi sự cần thiết và quan trọng của Sitemap mà việc có thể tạo ra được chúng một cách chuẩn xác trở thành vấn đề được chú ý tới. Thực hiện theo đúng yêu cầu, đúng tiêu chuẩn, tiến hàng theo cách phù hợp để giúp cho việc ứng dụng Sitemap giúp nâng cao hiệu quả tối ưu website được thực hiện tốt hơn. Có 2 cách khác nhau để tạo Sitemap là:
Tạo Sitemap theo cách thông thường
- Bước 1: Truy cập vào website http://www.xml-sitemaps.com/. Tại đây, mọi người có thể dễ dàng tạo ra tới hơn 500 Sitemap khác nhau theo nhu cầu và hoàn toàn miễn phí. Trong trường hợp cần nhiều hơn có thể trả phí để tăng giới hạn tạo Sitemap.
- Bước 2: Điều địa chỉ URL của web đang sử dụng, điền đầy đủ các thông tin theo yêu cầu.
- Bước 3: Sau đó, hãy nhấp và nút Start và đợi hoàn tất trong vòng vài phút. Sau khi đã hoàn thành mọi người sẽ nhận được danh sách các file Sitemap. Trong đó, các file chính là mọi người cần quan tâm là Sitemap.html, ror.xml, Sitemap.xml và urllist.txt.
- Bước 4: Tải file xml về và sử dụng Notepad++ và mở file đã tải. Sau đó, tiến hành điều chỉnh các thông số Priority cho các url theo nhu cầu sử dụng.
Và cuối cùng là up các file xml lên website mà mọi người muốn sử dụng. Sử dụng công cụ SEO Google Webmaster để kiểm tra việc Sitemap đã được hoàn tất.
Cách tạo sitemap cho wordpress
Hiện nay, Yoast SEO plugin đang là plugin phổ biến và thông dụng nhất. Chúng được sử dụng giúp cải thiện việc SEO cho domain website wordpress hoặc blog có được hiệu quả tốt hơn. Nó đảm nhiệm tất cả mọi yếu tố có liên quan trực tiếp tới phần nội dung của web, từ đó giúp người dùng tạo từ khóa, H1, H2, tag, hay tính dễ đọc… có được độ chính xác cũng như đạt được kết quả cao hơn. Bên cạnh đó, việc có thể giúp tiến hành tạo XML Sitemap cũng được xem là mang lại lợi ích không nhỏ.
- Bước 1: Cài đặt và kích hoạt Plugin Yoast SEO. Việc này cũng khá nhanh gọn chỉ với vài thao tác đơn giản: Plugin – Add new – Tìm kiếm Plugin Yoast SEo – Install Now – Activate.
- Bước 2: Sau khi đã kích hoạt thành công mọi người cần vào SEO ở menu. Tiếp sau đó hãy chọn Feature và kích hoạt On của tính năng XML sitemaps.
Khi đã hoàn thành 2 bước trên mọi người sẽ thấy được XML Sitemap bằng plugin tại wordpress Sitemap URL ngay bên dưới XML Sitemap một cách chi tiết nhất.
Cách submit Sitemap lên Google Search Console
Việc submit Sitemap lên Google Search Console cần được tiến hàng và áp dụng một cách chính xác và thực hiện đầy đủ các bước để có thể đảm bảo tối ưu website có được kết quả cao. Việc này cũng khá đơn giản mà mọi người có thể tự mình thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Vào Google Search Console để nhận và chọn Start Now. Chuyển hướng tới Dashboard để thực hiện thêm Properties hoặc cũng có thể xem Properties được tiến hành hiệu quả.
Bước 2: Xác minh quyền sở hữu website
Có nhiều phương pháp khác nhau để xác minh quyền sở hữu website được add. Trong đó, một số cách phổ biến và đơn giản mà mọi người có thể tham khảo lựa chọn là:
- Tải Google HTML file rồi upload code lên host
- Dùng Google Analytics để đặt tracking code vào head của website
- Sử dụng google Tag manager Account rồi apply với container snippet, đồng thời là quyền manage.
- Cung cấp các thông tin liên quan tới domain name provider
Sau khi website đã được xác nhận mọi người hay trực tiếp chuyển hướng về dashboard, trong đó sẽ có nhiều tùy chọn thông tin cho website. Mọi người sẽ có thể tạo Enhancement, Coverage, Performance… thực hiện một cách hiệu quả.
Bước 3: Vào menu Panel chọn Sitemap để thực hiện tiếp các bước:
- Để thực hiện thêm sơ đồ website mọi người cần có file XML.
- Tiếp theo hãy copy và paste đoạn URL có chứa Sitemap, trong đó không cần nhất thiết phải có domain. Hãy chú ý phiên bản Sitemap cần trung với phiên bản của Sitemap.
- Chọn vào Submit, google sẽ crawl cho toàn một web được cung cấp. Lúc này nếu xuất hiện lỗi index sẽ được thực hiện. Khi không có lỗi nào status của Sitemap sẽ đưa thông báo success.
Mang tới nhiều lợi ích, Sitemap ngày càng được sử dụng nhiều hơn. Với những thông tin trên, chắc hẳn mọi người cũng đã hiểu rõ Sitemap là gì và vai trò của Sitemap đối với website. Tham khảo những cách trên để có thể tạo ra những Sitemap chất lượng nhất nhé.