Theo thống kê của Statista, tính đến quý 3 năm 2022, hơn 92% người dùng toàn cầu đã truy cập Internet bằng điện thoại di động, gần 66% truy cập bằng Laptop hoặc máy tính để bàn. Vì vậy, kích thước màn hình luôn thay đổi, điều quan trọng là làm sao để trang web của bạn có thể thích ứng với bất kỳ màn hình hiển thị nào mà người dùng sử dụng để truy cập. Thiết kế một website chuẩn Responsive xem xét tất cả những điều này để tối ưu hóa trải nghiệm cho mọi người. Bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để bạn hiểu được Responsive là gì, tầm quan trọng của nó và hướng dẫn từng bước để thiết kế web chuẩn Responsive.
Responsive là gì?
Responsive trong việc thiết kế website là thuật ngữ ám chỉ khả năng thích ứng của website tương thích với các giao diện, kích thước hiển thị hay độ phân giải của mọi thiết bị mà người dùng sử dụng.
Khả năng thích ứng của website ở đây là ngầm chỉ tính linh hoạt hiển thị giao diện của website trên các thiết bị khác nhau mà không bị vỡ giao diện, kích thước chữ hoặc hình ảnh không phù hợp,…
Trên đây chúng tôi đã giải đáp cho bạn Responsive là gì? Để biết vì sao website cần chuẩn di động và các bước thiết kế chuẩn Responsive thì mời các bạn theo dõi tiếp trong những phần dưới đây.
Tại sao website cần phải responsive?
Ngày nay, công nghệ đang phát triển vượt trội và chúng ta đang sống trong một xã hội đa màn hình. Do đó, bạn sẽ không bao giờ biết người dùng sẽ sử dụng thiết bị nào để truy cập và xem thông tin trên website. Nên điều quan trọng là website của bạn có thể hỗ trợ xem thông tin trên càng nhiều thiết bị càng tốt.
Một website chuẩn responsive không chỉ là điều cần thiết để theo kịp xu hướng của người dùng mà còn mang lại những lợi ích cho doanh nghiệp như:
- Giúp tối ưu sự trải nghiệm của khách hàng khi truy cập vào website, đồng thời thu hút thêm lượng traffic trên các thiết bị khác nhau.
- Giúp tiết kiệm thời gian và chi phí khi bạn không cần phải thiết kế, duy trì từng website riêng cho từng thiết bị khác nhau.
- Một website chuẩn responsive góp phần tối ưu SEO khi các công cụ tìm kiếm (như Google) ưu tiên các website thân thiện với thiết bị đang được sử dụng để tìm.
- Hầu hết các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp nhỏ hơn, không có nhiều thời gian để cập nhật hoặc làm mới giao diện website của họ. Vậy nên, website responsive cho phép họ tự thực hiện các thay đổi một cách nhanh chóng và dễ dàng.
Sự khác nhau giữa một website responsive và adaptive là gì?
Hãy nhớ lại khái niệm responsive là gì đã được đề cập ở phía trên. Với việc hiển thị tương thích với thiết bị mà người dùng sử dụng, một website adaptive cũng có khả năng tương tự. Khác với website responsive, thay vì có thể điều chỉnh tự động giao diện phù hợp tùy theo thiết bị sử dụng, thì website adaptive cho phép website tải bố cục tĩnh, được tạo sẵn dựa trên thiết bị được phát hiện. Nói cách khác, designer phải tạo ra các thiết kế khác nhau dựa trên các độ rộng màn hình khác nhau.
Cấu trúc của trang ít nhiều giống nhau, tuy nhiên, nội dung hơi khác nhau giữa các thiết bị – không quá nhiều về mặt văn bản, nhưng về hình ảnh website của nó.
Apple có một ví dụ cho website adaptive, yêu cầu thiết kế tùy chỉnh để sử dụng các điểm dừng (breakpoints) phổ biến nhất.
Ưu và nhược điểm của website responsive
Ưu điểm:
- Đồng nhất trải nghiệm người dùng trên mọi nền tảng
- Hiển thị tốt trên các thiết bị mới, ngay cả những thiết bị có kích thước màn hình không chuẩn
Nhược điểm:
- Ít kiểm soát hơn các website hiển thị trên mỗi thiết bị
- Có thể cản trở hệ thống phân cấp dẫn đến chỉnh lại thứ tự hoặc kích thước sai
- Yêu cầu chuyên môn thiết kế nhiều hơn, thử nghiệm đa nền tảng và chỉnh sửa thiết kế
- Cản trở hiệu suất website vì nội dung động (video, gif) cần nhiều thời gian hơn để tải
Ưu và nhược điểm của website adaptive
Ưu điểm:
- Tạo trải nghiệm phù hợp hoàn hảo cho từng nền tảng và bối cảnh
- Hiệu suất cao, nhờ thiết kế tối ưu hóa cho thiết bị
- Dễ dàng phù hợp với quảng cáo và nội dung tích hợp của bên thứ ba
Nhược điểm:
- Có thể ảnh hưởng xấu đến SEO nếu nội dung không nhất quán trên tất cả các thiết bị
Một website chuẩn responsive cần những gì?
Nội dung
Thiết kế responsive website không chỉ là về cách tạo bố cục linh hoạt trên nhiều nền tảng và kích thước màn hình. Nó cũng cho phép người dùng có thể chọn nội dung mà bạn muốn hiển thị. Bạn cũng có thể thu nhỏ kích thước chữ, rút gọn hay ẩn một số nội dung trên website của bạn. Nội dung cần được cô động (không thể hiện quá dài trên thiết bị di động nhưng lại không quá ngắn khi được hiển thị trên máy tính hoặc laptop). Bạn cũng nên cân nhắc đến tính chính xác của nội dung khi mà bạn sẽ chỉnh sửa hoặc loại bỏ một số thông tin.
Hình ảnh
Một website thông thường có rất nhiều hình ảnh và video. Nếu một hình ảnh chỉ có một kích thước cố định và nó lớn hơn màn hình thì sẽ gây tình trạng “thanh cuộn” – người xem phải kéo xuống hết hình ảnh mới có thể đọc nội dung tiếp theo. Một cách phổ biến để giải quyết vấn đề này là cung cấp cho tất cả các hình ảnh có “max-width” kích thước “100%”. Điều này sẽ làm cho hình ảnh co lại để phù hợp với không gian mà nó có, nếu kích thước màn hình nhỏ hơn hình ảnh.
Giao diện hiển thị
Trước đây, giao diện hiển thị của các website được hoạt động dựa trên phép đo đơn vị là pixel. Tuy nhiên, giờ đây, chúng được xây dựng trên cái được gọi là dòng chảy hiển thị.
Về cơ bản, nó là một dòng chảy linh hoạt định vị và đặt các thành phần của website theo tỷ lệ với kích thước màn hình mà nó được hiển thị trên đó. Thay vì tạo mọi thứ ở một kích thước cụ thể, duy nhất được đặt bằng pixel, các thành phần trên dòng chảy sẽ phản hồi và thay đổi kích thước để phù hợp với kích thước của màn hình.
Điểm dừng (Breakpoints)
Theo chia sẻ từ công ty thiết kế website Mona, đối với một website chuẩn responsive, điểm dừng là “điểm” mà tại đó nội dung và thiết kế của website sẽ thích ứng theo một cách nhất định để cung cấp cho người dùng một trải nghiệm nhất quán.
Điểm dừng giúp website hiển thị hoàn hảo trên từng kích thước màn hình. Nội dung hoặc hình ảnh không thể bị bóp méo, cắt bỏ hoặc che khuất.
Khi các nhà lập trình có thêm những điểm dừng khi thiết kế website, website sẽ phản hồi khi gặp những điểm này và sẽ tự điều chỉnh theo kích thước màn hình để hiển thị bố cục chính xác.
Các bước xây dựng một website chuẩn responsive
Bước 1: Viết Meta viewport cho website
Thẻ Meta viewpoint là yếu tố bắt buộc cho một website chuẩn responsive. Meta viewpoint là một loại thẻ giúp các website có thể hiển thị giao diện của mình tương thích với kích thước màn hình thiết bị. Bạn có thể điều chỉnh các giá trị của thẻ Meta viewpoint tùy theo thiết kế website của bạn
Bước 2: Thiết lập CSS
CSS là một mã nguồn cần được viết và có thể tùy chỉnh tùy theo lập trình viên viết CSS. Việc viết CSS cho theo từng tỷ lệ màn hình phổ biến bị sẽ giúp website của bạn có thể tự động thay đổi kích thước tương ứng với thiết bị đang được dùng.
Bước 3: Kiểm tra tính responsive của website
Để chắc chắn website của bạn đã chuẩn responsive, bạn có thể đăng nhập vào website bằng nhiều thiết bị để xem giao diện, nội dung, kích thước hiển thị, thời gian tải ảnh hoặc video,… Bạn cũng cần phải chú ý đến các nội dung, thành phần khác của website chứ không chỉ tại trang chủ. Ngoài ra, bạn còn có thể kiểm tra tính responsive thông qua các công cụ online như BrowserStack Responsive; Website Responsive Testing Tool,…
Nếu bạn không phải là người có nhiều kinh nghiệm và kiến thức để làm website vậy hãy tìm đến những đơn vị thiết kế website uy tín. Tham khảo các bài viết sau để chọn cho mình một công ty thiết kế web phù hợp:
- Top 10 công ty thiết kế website theo yêu cầu uy tín, chuyên nghiệp
- Top 7 công ty thiết kế website giá rẻ chất lượng tốt
- Top 8 công ty thiết kế website tại HCM uy tín nhất hiện nay
- Top 10 công ty thiết kế website trọn gói giá rẻ chất lượng
Những ví dụ về các website chuẩn responsive
- Báo điện tử New York Times: Trên máy PC hoặc laptop, bố cục của NYT tương tự một tờ báo truyền thống, có rất nhiều hình ảnh và các hàng và cột nội dung khác nhau. Trên thiết bị di động, nó lại tuân theo tiêu chuẩn một cột và cũng điều chỉnh menu ở định dạng đàn accordion để dễ sử dụng hơn.
- Amazon: Là công ty hàng đầu thế giới về thương mại điện tử, website của Amazon có giao diện người dùng “mượt mà” trên tất cả các thiết bị. Bố cục máy tính bảng của họ loại bỏ một số khoảng trắng và thêm phần biểu tượng để chứa nhiều nội dung hơn so với bố cục của PC. Trong khi bố cục di động lại tập trung vào các yếu tố cần thiết, như lịch sử mua hàng gần đây, thay vì các biểu tượng liên kết phần khác từ trang chủ chính của họ.
- Youtube: Cốt lõi của thiết kế trang chủ YouTube là một mạng lưới linh hoạt gồm các video có liên quan đến từng người dùng. Trên máy tính, số cột trong mỗi hàng giảm xuống còn ba. Trên thiết bị di động, nó được rút gọn thành thiết kế một cột. Phiên bản di động cũng di chuyển menu chính xuống cuối màn hình, gần ngón tay cái của người dùng điện thoại thông minh hơn.
Trên đây là chúng tôi đã cung cấp đầy đủ thông tin giúp các bạn hiểu rõ hơn về responsive là gì. Có rất nhiều yếu tố khác nhau để có thể thiết kế nên một website chuẩn responsive. Nếu không có hiểu biết cơ bản về HTML và CSS thì rất dễ mắc lỗi. Tuy nhiên, thông qua việc tự làm quen với các yếu tố quan trọng như bài viết trên đã nêu, cùng phân tích các ví dụ bằng các công cụ và thử nghiệm thành quả của mình, bạn sẽ có thể làm cho website của mình dần chuẩn responsive hơn và cải thiện được hiệu suất của website của bạn.