Site Loader
các chỉ số đo lường hiệu quả marketing

Hiện nay thực hiện việc các chiến lược Marketing, quảng cáo để tiếp cận khách hàng tiềm năng không còn là một hoạt động quá xa lạ. Tuy nhiên, để đo lường sự thành công của một chiến lược thì bạn cần phải dựa vào những chỉ số cụ thể. Vì vậy, trong bài viết sau chúng tôi xin chia sẻ với bạn các chỉ số đo lường hiệu quả Marketing mà bạn cần phải biết, vì các chỉ số này có ảnh hưởng trực tiếp tới sự hiệu quả của chiến dịch Marketing mà bạn đang chạy.

Chỉ số đo lường hiệu quả Marketing là gì?

Chỉ số đo lường hiệu quả Marketing là những thước đo được sử dụng để đánh giá hiệu quả của các hoạt động Marketing và chiến dịch quảng cáo. Đây là công cụ không thể thiếu để đo lường và phân tích hiệu suất của các chiến dịch quảng cáo và tiếp thị. Bằng cách phân tích các chỉ số này, doanh nghiệp có thể đánh giá liệu các chiến dịch Marketing đã đạt được mục tiêu đề ra hay chưa, từ đó đưa ra những sự điều chỉnh và tối ưu hóa phù hợp với tình hình thị trường hiện tại.

chỉ số đo lường hiệu quả marketing là gì

Các chỉ số đo lường hiệu quả Marketing quan trọng

Sau đây là những chỉ số đo lượng sự hiệu quả của một chiến dịch Marketing cực kỳ quan trọng mà các doanh nghiệp cần phải biết, cụ thể:

ROI – Return on Investment (Tỷ lệ hoàn vốn)

ROI tỷ lệ hoàn vốn

ROI (viết tắt của Return on Investment) là tỷ suất hoàn vốn, tỷ lệ thu hồi vốn đầu tư hay còn được gọi là hoàn vốn đầu tư. Đây là một chỉ số tài chính phổ biến được sử dụng để đo lường hiệu quả của một khoản đầu tư. ROI thể hiện mức độ lợi nhuận mà nhà đầu tư thu được so với số tiền họ đã đầu tư ban đầu.

Công thức tính ROI:

ROI = (Doanh thu – Chi phí) / Chi phí x 100%

Trong đó:

  • Doanh thu: Là tổng số tiền thu được từ việc bán sản phẩm hoặc dịch vụ.
  • Chi phí: Là tổng số tiền đã chi ra cho việc sản xuất và bán sản phẩm hoặc dịch vụ.

Công thức này giúp bạn đánh giá hiệu quả của một khoản đầu tư bằng cách so sánh lợi nhuận thu được với số tiền đầu tư ban đầu.

Ví dụ thực tế:

Doanh nghiệp đã đầu tư 1000 USD vào chiến dịch quảng cáo trên Google Ads trong vòng 30 ngày và thu về được 100 lượt click trên quảng cáo đó. Trong số 100 người click này, có 20 người quyết định mua sản phẩm với giá 100 USD/sản phẩm. Từ đó, tổng doanh thu thu được từ chiến dịch này là 20 sản phẩm x 100 USD = 2,000 USD. Vậy ROI của chiến dịch này được tính bằng cách:

ROI = ($2,000 – $1,000) / $1,000 x 100%

ROI = 100% cho thấy chiến dịch quảng cáo hoàn vốn và mang lại lợi nhuận bằng với số tiền đầu tư ban đầu. Đây là một kết quả tốt, cho thấy chiến dịch quảng cáo hiệu quả trong việc thu hút khách hàng tiềm năng và thúc đẩy doanh số bán hàng.

Xem thêm: Làm website kiếm tiền với Affiliate Marketing – Bạn đã biết?

CR – Conversion Rate (Tỷ lệ chuyển đổi)

CR tỷ lệ chuyển đổi

CR (viết tắt của Conversion Rate) hay tỷ lệ chuyển đổi là một chỉ số quan trọng trong Marketing, được sử dụng để đo lường hiệu quả của các chiến dịch Marketing, website, trang đích, quảng cáo,…Nói một cách đơn giản, CR cho biết tỷ lệ phần trăm số người thực hiện hành động mong muốn (conversion) so với tổng số người tiếp cận (traffic). CR cao cho thấy chiến dịch Marketing, website, trang đích, quảng cáo,… của bạn đang hoạt động hiệu quả. CR thấp cho thấy bạn cần cải thiện hiệu quả của chiến dịch, website, trang đích, chiến dịch quảng cáo của mình.

Hành động thực hiện (Conversion) có thể là:

  • Mua hàng: Đối với website bán hàng trực tuyến, conversion có thể là việc khách hàng hoàn tất đơn hàng mua sản phẩm.
  • Đăng ký nhận thông tin: Đối với website cung cấp nội dung, conversion có thể là việc khách hàng đăng ký nhận bản tin email.
  • Liên hệ tư vấn: Conversion có thể là việc khách hàng điền vào form liên hệ để yêu cầu tư vấn.

Công thức tính CR:

CR = (Số lượng conversion / Số lượng traffic) x 100%

Trong đó:

  • Số lượng conversion: Là số lượng người thực hiện hành động mong muốn.
  • Số lượng traffic: Là tổng số lượng người tiếp cận website, trang đích, quảng cáo, v.v.

Ví dụ thực tế:

Giả sử bạn đang chạy một chiến dịch quảng cáo Google Ads để thu hút traffic đến website bán hàng của mình. Trong 1 tháng, chiến dịch này thu hút được 10.000 lượt truy cập (traffic) và có 200 đơn hàng được đặt (conversion). Vậy cách tính CR của chiến dịch này là:

CR = (200 đơn hàng / 10.000 lượt truy cập) x 100% = 2%

Điều này có nghĩa là 2% số người truy cập website đã thực hiện hành động mua hàng. Tỷ lệ 2% này cho thấy chiến dịch được hoạt động một cách hiệu quả, thu hút được sự quan tâm của khách hàng.

CPL – Cost Per Lead (Chi phí cho khách hàng tiềm năng)

CPL chi phí cho khách hàng tiềm năng

CPL (viết tắt của Cost Per Lead) là chi phí cho mỗi khách hàng tiềm năng, hay còn được gọi là chi phí thu hút khách hàng tiềm năng, chi phí mỗi lượt đăng ký, chi phí mỗi form, v.v. Đây là một chỉ số quan trọng trong Marketing, được sử dụng để đo lường hiệu quả của các chiến dịch Marketing nhằm thu hút khách hàng tiềm năng. Có thể hiểu một cách ngắn gọn thì CPL cho biết số tiền bạn phải chi để thu hút một khách hàng tiềm năng.

CPL thường được sử dụng cho các chiến dịch Marketing trực tuyến, chẳng hạn như:

  • Quảng cáo tìm kiếm: CPC (Cost Per Click) và CPL thường được sử dụng song song để đo lường hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo tìm kiếm. CPC đo lường chi phí cho mỗi lần nhấp chuột vào quảng cáo, trong khi CPL đo lường chi phí để thu hút một khách hàng tiềm năng.
  • Quảng cáo hiển thị: CPL thường được sử dụng để đo lường hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo hiển thị, chẳng hạn như quảng cáo banner, quảng cáo video,..
  • Marketing email: CPL có thể được sử dụng để đo lường hiệu quả của các chiến dịch Marketing email, chẳng hạn như chiến dịch gửi email chào mừng, email giới thiệu sản phẩm mới,…

Công thức tính CPL:

CPL = Tổng chi phí chiến dịch / Số lượng lead thu được

Trong đó:

  • Tổng chi phí chiến dịch: Bao gồm tất cả các chi phí liên quan đến chiến dịch Marketing, chẳng hạn như chi phí quảng cáo, chi phí thiết kế, chi phí nhân công,…
  • Số lượng lead thu được: Là số lượng khách hàng tiềm năng mà bạn thu hút được từ chiến dịch Marketing.

Ví dụ thực tế:

Giả sử bạn đang chạy một chiến dịch quảng cáo Facebook với ngân sách 10 triệu đồng và thu được 200 lead. Vậy cách tính CPL của chiến dịch này là:

CPL = 10.000.000 đồng / 200 lead = 50.000 đồng/lead

Theo công thức trên có thể thấy, bạn phải chi 50.000 đồng để thu hút một khách hàng tiềm năng từ chiến dịch quảng cáo Facebook này.

Xem thêm: Tổng Hợp TOP 11 Công Ty Thiết Kế Website Chất Lượng Nhất Hiện Nay

CPA – Cost Per Acquisition (Chi phí mỗi lần mua hàng)

CPA chi phí cho mỗi đơn hàng

CPA (viết tắt của Cost Per Acquisition) là chi phí cho mỗi lần mua hàng, hay còn được gọi là chi phí thu hút khách hàng mua hàng, chi phí mỗi đơn hàng. Chỉ số này cực kỳ quan trọng trong Marketing, được sử dụng để đo lường hiệu quả của các chiến dịch Marketing nhằm thúc đẩy khách hàng mua hàng. Tóm lại, CPA cho biết số tiền bạn phải chi để thu hút một khách hàng thực hiện hành động mua hàng.

Hành động mua hàng bao gồm:

  • Mua sản phẩm: Đối với website bán hàng trực tuyến, hành động mua hàng có thể là việc khách hàng hoàn tất đơn hàng mua sản phẩm.
  • Đăng ký sử dụng dịch vụ: Đối với các website cung cấp dịch vụ, hành động mua hàng có thể là việc khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ.

Công thức tính CPA:

CPA = Tổng chi phí chiến dịch / Số lượng đơn hàng thu được

Trong đó:

  • Tổng chi phí chiến dịch: Bao gồm tất cả các chi phí liên quan đến chiến dịch Marketing, chẳng hạn như chi phí quảng cáo, chi phí thiết kế, chi phí nhân công,…
  • Số lượng đơn hàng thu được: Đây là số lượng khách hàng thực hiện hành động mua hàng từ chiến dịch Marketing.

Ví dụ thực tế:

Giả sử bạn đang chạy một chiến dịch quảng cáo Google Ads với ngân sách 10 triệu đồng và thu được 50 đơn hàng. Vậy cách tính CPA trong chiến dịch này là:

CPA = 10.000.000 đồng / 50 đơn hàng = 200.000 đồng/đơn hàng

Dựa vào công thức trên, có thể thấy rằng bạn phải chi 200.000 đồng để thu hút một khách hàng mua hàng từ chiến dịch quảng cáo Google Ads này.

ROAS – Return On Ad Spend (Tỷ suất lợi nhuận trên quảng cáo)

ROAS tỷ suất lợi nhuận trên quảng cáo

ROAS (viết tắt của Return On Ad Spend) là tỷ suất lợi nhuận trên chi tiêu quảng cáo, hay còn được gọi là hiệu quả đầu tư quảng cáo, tỷ lệ hoàn vốn quảng cáo, lợi nhuận thu được từ quảng cáo,… Đây là một chỉ số quan trọng trong Marketing, được sử dụng để đo lường hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo. Tóm lại, chỉ số ROAS cho biết bạn kiếm được bao nhiêu đồng doanh thu cho mỗi đồng bạn chi cho quảng cáo.

Công thức tính ROAS:

ROAS = (Doanh thu từ quảng cáo / Chi phí quảng cáo) x 100%

Trong đó:

  • Doanh thu thu được từ quảng cáo: Là doanh thu mà bạn thu được trực tiếp từ các chiến dịch quảng cáo.
  • Chi phí quảng cáo: Là tổng chi phí mà bạn bỏ ra cho các chiến dịch quảng cáo, bao gồm chi phí cho các kênh quảng cáo như Google Ads, Facebook Ads,…

Ví dụ thực tế:

Giả sử bạn đang chạy một chiến dịch quảng cáo Facebook với ngân sách 2 triệu đồng và thu được doanh thu 5 triệu đồng từ chiến dịch này. Vậy cách tính chỉ số ROAS trong chiến dịch này là:

ROAS = (5 triệu đồng / 2 triệu đồng) x 100% = 250%

Dựa vào chỉ số trên có thể rằng bạn kiếm được 2.5 đồng doanh thu cho mỗi đồng bạn chi cho quảng cáo Facebook. Chiến dịch quảng cáo Facebook này đã thành công và mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Xem thêm: Top 10 công cụ kiểm tra website chuẩn SEO hiệu quả

CTR – Click Through Rate (Tỷ lệ nhấp chuột)

CTR tỷ lệ nhấp chuột vào quảng cáo

CTR (viết tắt của Click-Through Rate) là tỷ lệ nhấp chuột, hay còn được gọi là tỷ lệ nhấp qua, tỷ lệ click, tỷ lệ chuyển đổi click,… Đây là một chỉ số quan trọng trong Marketing, được sử dụng để đo lường hiệu quả của các chiến dịch Marketing trực tuyến trong một liên kết hoặc nhiều liên kết. Tóm lại, CTR cho biết tỷ lệ phần trăm người xem nhấp vào một liên kết, quảng cáo hoặc nội dung cụ thể.

Công thức tính CTR:

CTR = (Số lượng nhấp chuột / Số lượng hiển thị) x 100%

Trong đó:

  • Số lượng nhấp chuột: Là số lượng người dùng nhấp vào liên kết, quảng cáo hoặc nội dung cụ thể.
  • Số lượng hiển thị: Là số lượng lần liên kết, quảng cáo hoặc nội dung cụ thể được hiển thị cho người dùng.

Ví dụ thực tế:

Giả sử bạn đang chạy một chiến dịch quảng cáo Google Ads cho sản phẩm mới của mình. Trong đó, bạn đã thiết lập quảng cáo hiển thị trên 10.000 trang web và có 500 người nhấp vào quảng cáo của bạn. CTR của chiến dịch quảng cáo này là:

CTR = (500 nhấp chuột / 10.000 hiển thị) x 100% = 5%

Dựa vào chỉ số này thì có thể thấy rằng 5% người trong số người xem quảng cáo đã nhấp vào phần quảng cáo của bạn. Tuy nhiên, CTR chỉ là một trong nhiều yếu tố cần xem xét khi đánh giá hiệu quả của chiến dịch Marketing của bạn. Bạn cũng cần xem xét các chỉ số khác như ROI, CR, CPL, CPA và những chỉ số quan trọng khác.

CPC – Cost Per Click (Chi phí mỗi lượt nhấp chuột)

CPC chi phí cho mỗi lần nhấp chuột

CPC (viết tắt của Cost Per Click) là chi phí cho mỗi lần nhấp chuột, hay còn được gọi là giá mỗi lượt nhấp, giá mỗi click, giá CPC, v.v. Đây là một chỉ số quan trọng trong Marketing, được sử dụng để đo lường chi phí cho mỗi lần nhấp chuột vào quảng cáo trực tuyến. Có thể hiểu rằng, CPC cho biết số tiền bạn phải trả khi có người nhấp vào quảng cáo của bạn.

Công thức tính CPC:

CPC = Tổng chi phí quảng cáo / Số lượng nhấp chuột

Trong đó:

  • Tổng chi phí quảng cáo: Là số tiền bạn chi cho chiến dịch quảng cáo trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một tháng).
  • Số lượng nhấp chuột: Là số lượng người dùng nhấp vào quảng cáo của bạn trong khoảng thời gian nhất định.

Ví dụ thực tế:

Bạn đang chạy một chiến dịch quảng cáo Google Ads cho sản phẩm mới và bạn đã chi 2 triệu đồng cho chiến dịch quảng cáo trong tháng 7 và nhận được 2.000 lượt nhấp chuột vào liên kết quảng cáo đó. Vậy các tính CPC cho chiến dịch quảng cáo này là:

CPC = 2.000.000 đồng / 2.000 lượt nhấp chuột = 1.000 đồng/lượt nhấp chuột

Dựa vào chỉ số trên, có thể nghĩa rằng bạn phải trả 1.000 đồng cho mỗi lần nhấp chuột vào quảng cáo của mình.

Xem thêm: Tổng Hợp Top 28 Các Công Cụ Marketing Hiệu Quả Và Phổ Biến Nhất

Lời kết

Bài viết trên, Graphicalerts đã chia sẻ với bạn toàn bộ các chỉ số đo lường hiệu quả Marketing mà cực kỳ quan trọng, vì chúng có thể đánh giá được hiệu quả của chiến dịch một cách rất chi tiết. Hy vọng, với những thông tin trên mà chúng tôi cung cấp sẽ hữu ích với bạn và giúp bạn hiểu rõ hơn về công thức để tính những chỉ số đo lường hiệu quả chiến dịch Marketing này.

Mona Marketing