Site Loader
Các kiến thức về domain - hosting - source code.

Đối với những công ty thiết kế website hay các quản trị viên web, những thuật ngữ như Domain (tên miền), Hosting, Source Code đã trở nên quá quen thuộc. Tuy vậy, với những bạn mới nhập môn thì những cụm từ này dường như khiến bạn hay nhầm lẫn, dẫn đến nhiều khó khăn trong việc tiếp thu và triển khai website của mình.

Hiểu được tâm lý này, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu cho bạn 3 thuật ngữ quen thuộc trên để giúp bạn dễ hình dung nhé!

Domain là gì?

domain.
Những khái niệm bạn cần biết về domain.

Domain (“tên miền” trong tiếng Việt) có thể được xem là danh xưng của một website, tương tự như họ tên của một con người hay thương hiệu của một doanh nghiệp. Domain đại diện cho sản phẩm, thương hiệu của một doanh nghiệp cũng như cho nội dung bên trong website của mình. Mỗi website chỉ có một domain duy nhất, ai đăng ký trước sẽ sở hữu domain theo ý muốn.

Lưu ý nhỏ về Domain

Sẽ ra sao nếu không có Domain?

Một website không có domain sẽ khiến cho người dùng không thể nhớ đến bạn trên nền tảng Digital Marketing. Nếu không có domain, website của bạn sẽ được đại diện theo một địa chỉ IP gồm 4 số XXX.YY.Z.W. Làm thế nào mà một người dùng có thể nhớ đến bạn qua mấy con số vô nghĩa như vậy? Việc sở hữu domain cho website của mình là một điều bắt buộc phải làm hiện nay.  Mua domain Mona ngay để nhanh chóng sở hữu tên miền độc nhất từ hôm nay.

Domain hoạt động trong bao lâu?

Tùy theo ngân sách của doanh nghiệp mà domain của website có tuổi thọ từ 3-10 năm.

Chọn domain, nên là đuôi .com hay .vn?

Cách chọn domain phù hợp.
Cách chọn domain phù hợp.

Domain đuôi .com và .vn là hai loại domain được nhiều nhà quản trị website lựa chọn phổ biến bởi sức mạnh của hai domain này đem lại cho doanh nghiệp (được Google đánh giá cao trên công cụ tìm kiếm, người dùng thường nhớ đến website có hai đuôi domain này). Vậy nên chọn .com hay .vn? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

Nên chọn domain đuôi .com không?

Domain đuôi .com đang được phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Nếu doanh nghiệp mong muốn mở rộng độ nhận biết website của mình đến nhiều công cụ tìm kiếm hơn thì domain đuôi .com sẽ là sự lựa chọn phù hợp hơn cả. Không chỉ được đưa lên hàng Top tìm kiếm của Google, domain đuôi .com còn được các công cụ tìm kiếm khác đánh giá cao như Bing, Yahoo… là được nhiều trang web lớn như Facebook.com, websitehoctructuyen.com,… sử dụng, có thể nói tên miền có đuôi .com là phổ biến nhất thế giới hiện nay.

Nên chọn domain đuôi .vn không?

Domain đuôi .vn được xem là tên miền quốc gia (local domain), tương tự như .us của Mỹ hay .kr của Hàn Quốc. Tuy chỉ được Google đánh giá tốt vì chính sách “địa phương hóa” của nó, domain đuôi .vn vẫn có những hiệu quả nhận định, đặc biệt khi quảng cáo website tại Việt Nam. Ví dụ như: freelancervietnam.vn, đây là một tên miền có đuôi .vn thuộc tên miền quốc gia Việt Nam. Chúng tôi sẽ giải thích rõ hơn độ hiệu quả này ở đoạn sau nhé.

Domain đuôi .com hay .vn?

Domain đuôi .com hay .vn đều được Google xếp lên hàng top (nếu bạn có chiến lược SEO hợp lý). Tuy vậy, mỗi đuôi domain sẽ phù hợp với từng định hướng website khác nhau nếu bạn muốn website là kênh bán hàng hiệu quả thật sự.

Để có được đuôi domain .com, bạn cần đăng ký quốc tế và buộc phải quản lý bằng tài khoản email của bạn. Trong khi đó, đuôi domain .vn chỉ cần đăng ký với nhà nước, và các website sở hữu đuôi domain này có độ bảo hộ cao hơn so với website .com. Tuy vậy, các trang web này thường chỉ tiếp cận tốt hơn trong thị trường nội địa mà thôi.

Để khắc phục khuyết điểm của cả 2 đuôi domain này, các nhà quản trị website thường hay chọn giải pháp mua cả 2 đuôi domain .com.vn. Nhưng như vậy sẽ khiến họ phải móc hầu bao nhiều hơn.

Các loại domain khác bạn cần biết

– Domain .net (Network – Các nhà cung cấp dịch vụ internet)

– Domain.org (Organization – Các tổ chức lớn nhỏ)

– Domain.edu (Education – Thuộc phạm trù đào tạo)

– Domain.info (Information – Cung cấp thông tin)

– Domain.biz (Business – Chuyên về mua bán)

– Domain.gov (Government – Website cấp chính phủ)

Hiện nay chính phủ Việt Nam (cụ thể là VNNIC – Bộ Bưu chính Viễn Thông) đang cho phép các website tại Việt Nam có dạng domain sau:

– Domain cấp 2 .vn dạng: www.abcxyz.vn

– Domain cấp 3 .vn dạng: www.abcxyz.com.vn (hoặc .net.vn, .biz.vn .org.vn, .gov.vn…)

Hosting là gì?

Hosting là gì?
Hosting là gì?

Hosting là một nền tảng trực tuyến để các nhà quản trị website đăng nội dung hoặc làm bất kỳ thao tác nào trên website của bạn. Nói cách khác, hosting là một kho chứa dữ liệu bao gồm tất cả các những thứ để vận hành website cũng như thể hiện trên website của mình.

Hosting được cung cấp bởi một trung gian thứ ba, nhà cung cấp web hosting. Họ có nhiệm vụ tạo hosting thông qua một server máy chủ, server này có chức năng giữ cho website của bạn luôn hoạt động, sử dụng những dữ liệu trong hosting của website để vận hành trang web và đặc biệt bảo vệ website khỏi sự tấn công của hacker, mã độc.

Cách vận hành của Web Hosting

Web Hosting sẽ lưu trữ tất cả dữ liệu liên quan đến trang web của bạn. Khi người dùng gõ domain của bạn để truy cập, các dữ liệu trong hosting có liên quan đến domain ấy sẽ được trình chiếu từ server đến trình duyệt của người dùng. Nếu không có hosting, website của bạn chỉ đơn giản là “vỏ không ruột” mà thôi.

Một hosting chuẩn sẽ giúp bạn quản trị website dễ dàng trên giao diện có sẵn, hỗ trợ cho bạn lưu trữ bất kỳ data nào một cách dễ dàng để bạn vận hành website của mình đến cho tất cả các trình duyệt của người dùng.

Các hosting trên website của bạn đều được cung cấp bởi những nhà web hosting. Bên cạnh hosting, họ có thể cung cấp thêm cho bạn các tính năng sau trên web nếu bạn có nhu cầu mở rộng thêm:

  • SSL certificates (nếu bạn cần bảo mật https cho website)
  • Set up one-click (WordPress hoặc Drupal)
  • Công cụ cho nhà phát triển web
  • Email hosting
  • Live chat bot
  • Xây dựng trang mở rộng.
  • Sao lưu dữ liệu web tự động

Phân loại các web hosting hiện nay

Shared Hosting

Phân loại hosting.
Phân loại hosting phổ biến hiện nay.

Với hosting này, các nhà quản trị website thường phải lưu trữ dữ liệu chung với những người khác, khiến cho server của bạn phải sử dụng cùng một lượng tài nguyên, dung lượng bộ nhớ và sức mạnh bộ xử lý của server. Gói hosting này khá phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ hoặc các blogger.

Ưu điểm của Shared Hosting

– Chi phí rẻ

– Dễ sử dụng đối với người mới.

– Máy chủ server có sẵn, được các nhà web hosting chịu trách nhiệm vận hành.

Nhược điểm của Shared Hosting

– Các nhà quản trị website không thể điều chỉnh máy chủ.

– Website của bạn sẽ trì trệ nếu website của “bạn đồng hành” có lượng truy cập cao.

VPS Hosting

VPS Hosting.
VPS hosting là gì? Có nên sử dụng VPS Hosting.

VPS Hosting là phiên bản nâng cấp của Shared Hosting. Tại đây các nhà web hosting sẽ phân chia vùng độc lập cho từng nhà quản trị website khác nhau trên server chung. Mỗi vùng độc lập này sẽ có những chỉ số xử lý và bộ nhớ hàng toàn khác nhau. Gói hosting này phù hợp cho các doanh nghiệp vừa đang sở hữu website có lượng truy cập tiềm năng.

Ưu điểm của VPS Hosting

– Vùng quản trị website độc lập, không cần phải sở hữu server độc lập.

– Website vẫn hoạt động bình thường dù tình hình các vùng khác có biến động như thế nào

– Có thể điều chỉnh, root lên server.

– Hosting dễ dàng nâng cấp, tùy biến linh hoạt.

Nhược điểm của VPS Hosting

– Chi phí cao hơn so với shared hosting.

– Đòi hỏi kỹ năng kỹ thuật cao, thông thạo quản trị server

Cloud Hosting

Cloud hosting
Cloud hosting – công nghệ mới được kỳ vọng trong tương lai.

Đây là gói cloud hosting uy tín nhất hiện nay. Gói hosting này cho phép bạn có một bộ nhiều server, dữ liệu website của bạn sẽ được di chuyển linh hoạt qua các server này. Nếu chẳng may một server ngẫu nhiên gặp trục trặc, dữ liệu website cùng lượng truy cập website sẽ được di chuyển đến server khác trong bộ này.

Ưu điểm của Cloud Hosting

– Website vận hành trên server này không bao giờ bị sập.

– Dữ liệu website di chuyển linh hoạt.

– Với gói hosting này, bạn dùng gì trả tiền nấy, không cần phải trả hết 1 gói.

Nhược điểm của Cloud Hosting

– Quản lý chi phí phức tạp.

– Không có quyền điều chỉnh server

WordPress Hosting

WordPress Hosting
WordPress Hosting – gói dịch vụ dành cho website wordpress.

Đây là gói Shared Hosting dành cho các nhà quản trị website WordPress. Server cho hosting này được cấu hình riêng cho WordPress, bao gồm các plugin có sẵn như caching plugin, security plugin… Gói hosting này cho phép bạn truy cập nhiều chức năng của WordPress như điều chỉnh giao diện, xây dựng tính năng kéo thả… Một server chuyên dụng cho WordPress sẽ hoạt động tối ưu hơn so với các server thông thường.

Ưu điểm của WordPress Hosting

– Chi phí rẻ (ngang với shared hosting)

– Dễ vận hành đối với người mới

– Chuyên dụng cho các website WordPress, đầy đủ các tính năng

– Nhà web hosting có đủ kỹ năng để quản lý server chuyên dụng WordPress

Nhược điểm của WordPress Hosting

– Chỉ có thể dùng được cho website WordPress mà thôi.

Dedicated Server

Deducated Servers.
Deducated Servers – Gói dịch vụ cho người có nhu cầu lưu trữ lớn.

Đây là gói hosting giúp bạn sở hữu một server riêng biệt, có toàn quyền đối với server này để bạn lưu trữ dữ liệu website một cách linh hoạt. Bạn có khả năng set up server theo cấu hình mong muốn, với bộ nhớ và sức mạnh xử lý tùy thích, phục vụ riêng cho nhu cầu quản trị website của bạn.

Ưu điểm của Dedicated Server

– Có thể kiểm soát điều chỉnh server tùy thích

– Tính bảo mật dữ liệu web vượt trội.

Nhược điểm của Dedicated Server

– Chi phí lớn.

– Đòi hỏi kỹ năng quản trị server thành thạo.

Source Code là gì?

Source Code là gì ?
Source Code là gì ?

Chúng tôi sẽ giải thích cho bạn Source Code có chức năng gì, và giới thiệu các loại Source Code phổ biến hiện nay.

Source Code là gì?

Source Code (mã nguồn) tập hợp các dòng lệnh sử dụng một ngôn ngữ lập trình nhất định để hành động trên website. Chẳng hạn như khi người dùng ấn “Gửi” trên website, Source Code sẽ tự động phát dòng lệnh để thực hiện hành động gửi data về cho nhà quản lý website.

Chức năng của Source Code đối với website

Source Code cho phép tất cả các thao tác trên website (bao gồm việc chuyển trang, gửi tin nhắn, tìm kiếm, mua hàng…) được hoạt động dựa trên những câu lệnh dùng ngôn ngữ lập trình. Một website có Source Code chuẩn sẽ tạo nên giao diện bắt mắt, thân thiện với người dùng và có thiết kế UX/UI tối ưu.

Các loại Source Code hiện nay

Source Code có 2 loại là độc quyền và mở. Source Code độc quyền không cho phép người dùng điều chỉnh tùy ý, ngược lại Source Code mở có thể chỉnh sửa theo nhu cầu quản trị website. Chính vì vậy, các nhà quản trị thường chuộng Source Code mở hơn. Hiện nay, các source code mở cũng được nhiều công ty đầu tư và nghiên cứu, điển hình như Mona Media đã thiết kế hàng trăm website với mã nguồn WordPress và cho đến hiện tại những website này vẫn hoạt động tốt.

Sau đây là các loại Source Code mã nguồn mở phổ biến hiện nay.

WordPress

Mã nguồn WordPress
Mã nguồn WordPress – CMS phổ biến nhất hiện nay.

Ưu điểm:

– Dễ vận hành kể cả khi không biết gì về lập trình.

– Cho phép thiết lập giao diện và plugin miễn phí (trong kho có sẵn), giúp website WordPress trở nên linh động hơn so với các loại website khác.

– Website vận hành SEO dễ dàng nhất hiện nay

Nhược điểm:

– Đòi hỏi phải cập nhật kỹ năng quản lý website WordPress thường xuyên

Joomla

Mã nguồn mở Joomla.
Mã nguồn mở Joomla.

Ưu điểm:

– Tương thích với mọi quản trị viên website với từng kỹ năng lập trình nhất định.

– Kho ứng dụng tham khảo lớn hoàn toàn miễn phí, giúp website có nhiều tính năng hơn

Nhược điểm:

– Thực hiện SEO khó khăn.

– Mất thời gian trong việc lựa chọn tính năng phù hợp trong kho ứng dụng.

– Website Joomla tiêu tốn nhiều tài nguyên vì mã nguồn khối lượng lớn.

– Quản lý khó khăn do thiếu khả năng Multiple Site.

Drupal

Mã nguồn Drupal.
Mã nguồn Drupal.

Ưu điểm:

– Sử dụng ít tài nguyên, tối ưu hóa hiệu suất hoạt động.

– Lập trình viên thỏa thích phát triển website không giới hạn.

– Làm SEO khá dễ.

– Có khả năng Multiple Site tốt.

Nhược điểm:

– Chỉ hiệu quả trên nền tảng Linux, không tốt trên hệ điều hành Windows.

– Đòi hỏi kỹ năng lập trình cao.

– Khi cập nhật phiên bản mới phải chờ đợi lâu.

– Nhiều thành phần mở rộng gây rối cho người dùng.

Chúng tôi đã giới thiệu cho bạn chi tiết về Domain, Hosting, Source Code – những thuật ngữ quen thuộc trong quản trị website. Rất mong bài viết này sẽ giúp ích cho bạn.

admin