Là đất nước láng giềng của Việt Nam với nguồn hàng hóa vô cùng đa dạng cũng như sở hữu giá thành cực kỳ rẻ, hàng Trung Quốc đã dần trở nên phổ biến tại Việt Nam. Đặc biệt đối với các chủ kinh doanh, hầu hết họ đều chọn nguồn hàng Trung Quốc để nhập về và bán lại. Hàng Trung Quốc cũng được xuất khẩu đi nhiều quốc gia khác nhau như Thái Lan, Hàn Quốc… Nếu bạn muốn order hàng Trung Quốc online, thường sẽ có 5 địa chỉ mua sắm trên trang web mua hàng Trung Quốc quen thuộc này để bạn chọn lựa trong bài viết mà chúng tôi đã tổng hợp được dưới đây nhé.
Top 5 trang web mua hàng Trung Quốc online phổ biến hiện nay
Taobao.com
Nhắc đến một trong những website thương mại điện tử hàng đầu Trung Quốc hiện nay, chắc chắc số đông sẽ nghĩ ngay đến cái tên Taobao.com. Trong tiếng Trung Quốc, Taobao có nghĩa là “mạng đào bảo vật”. Taobao được thành lập vào năm 2003, có trụ sở tại Hàng Châu, Chiết Giang và được Tập đoàn Alibaba vận hành. Đây là thị trường mua sắm trực tuyến lớn nhất Trung Quốc và với hơn 7 triệu nhà cung cấp và 800 triệu sản phẩm, bạn có thể tìm thấy hầu hết mọi thứ.
Hàng hóa trên Taobao đặc biệt đa dạng, từ các mặt hàng thời trang, thực phẩm như cháo dinh dưỡng, điện tử, đồ gia dụng điển hình như bút bi,… cho đến những thiết bị máy móc công nghiệp – nông nghiệp. Taobao hoạt động theo mô hình C2C, tạo cơ hội cho nhiều shop tham gia buôn bán trên nền tảng của mình mà không tính phí.
Nguồn doanh thu chính của t Taobao là phí quảng cáo được trả bởi những người bán muốn cửa hàng của mình nổi bật so với hàng triệu đối thủ cạnh tranh trên thiết kế website đặt hàng Trung Quốc. Tuy nhiên, vì số lượng hàng hóa quá nhiều, nên chất lượng hàng hóa của Taobao cũng không thể đảm bảo. Điều này đòi hỏi người mua phải biết cách chọn lọc khi mua hàng.
Tmall.com
Là người anh em với Taobao cùng thuộc sở hữu của tập đoàn Alibaba Trung Quốc nổi danh, Tmall có tên cũ Taobao Mall được ra mắt vào năm 2008. Đây là một nền tảng kinh doanh các mặt hàng của các doanh nghiệp địa phương Trung Quốc và quốc tế, bán các hàng hóa có thương hiệu cho người tiêu dùng ở Trung Quốc đại lục, Hồng Kông, Macau và Đài Loan (mô hình B2C).
Sự khác nhau giữa Tmall và người anh em Taobao của mình chính là giá cả của hàng hóa bán tại Tmall thường cao hơn, mặt hàng tuy không nhiều về số lượng và đa dạng về chủng loại như trên Taobao, nhưng sẽ đảm bảo về chất lượng và uy tín của trang web mua hàng Trung Quốc online này. Người bán phải là một doanh nghiệp, một thương hiệu hay một cá nhân đã đăng ký giấy phép hoàn chỉnh, cung cấp hàng hoá và dịch vụ của họ đến người tiêu dùng cuối – cá nhân.
Việc chứng minh độ tin cậy của thương hiệu trên Tmall cũng khó khăn hơn nhiều so với Taobao. Bạn có thể săn những thương hiệu nội địa Trung hay hàng quốc tế như Shiseido, Nike, Adidas, Dior… thông qua Tmall, đặc biệt vào những dịp có chương trình khuyến mãi lớn (lễ Thất tịch, Black Friday, Giáng sinh…) thì sẽ được giá khá hời đấy.
1688.com
Cũng là trang web hàng từ Trung Quốc với lại là anh em với Taobao và Tmall, 1688 lại đi một hướng khá đặc thù: kinh doanh theo mô hình B2B. Trong tiếng Trung Quốc, 1688 được phát âm là “Yao Liu Ba Ba”, phát âm giống như “A Li Ba Ba”, bởi vì đây là hệ thống do Alibaba vận hành và quản lý.
Đây là trang web mua hàng Trung Quốc chuyên bán sỉ lớn nhất Trung Quốc và toàn thế giới, với hàng loạt những xưởng sản xuất lớn cung cấp hàng hóa số lượng lớn với nhiều mẫu mã đa dạng và phong phú. Tuy giá thành rẻ, nhưng những mặt hàng tại 1688 sẽ đảm bảo chất lượng do họ là đơn vị đầu mối kinh doanh.
Khách hàng của 1688 thường là mua để nhập nguồn hàng độc lạ và bán sỉ với giá vô cùng hấp dẫn. 1688 hiện đang sở hữu hơn 120 triệu người dùng và 10 triệu công ty niêm yết sản phẩm của họ trên trang web.
Aliexpress.com
Aliexpress chính là một trong số các trang web mua hàng Trung Quốc thương mại điện tử của tập đoàn thương mại Alibaba, tức là cùng nhà với Taobao, Tmall và 1688. Tuy nhiên, nhiều người không biết đến trang web này phổ biến như Taobao, bởi nó có giao diện khá khác biệt cũng như được sử dụng ngôn ngữ lập trình để thiết kế website nhập hàng Trung Quốc với đa ngôn ngữ như là tiếng Anh, không phải tiếng Trung. Thứ 3 nữa là mô hình bán hàng ở Aliexpress cũng không truyền thống như mọi người vẫn thấy.
Ra mắt vào năm 2010, trang web này bao gồm các doanh nghiệp nhỏ ở Trung Quốc và những địa điểm khác, chẳng hạn như các nước Đông Nam Á, cung cấp sản phẩm cho người mua hàng trực tuyến quốc tế.
Cũng thược tập đoàn Alibaba nhưng được quốc tế hóa dành cho khách hàng nước ngoài mua sắm, Aliexpress được xem là nơi đáng tin cậy để mua hàng với giá rẻ hơn so với bạn mua trong nước, đồng thời hỗ trợ hoàn tiền cho người mua hàng đối với các sản phẩm bị hư hỏng, đến muộn hoặc hoàn toàn không đến nơi. Đây là trang web thương mại điện tử được truy cập nhiều nhất và nổi tiếng ở Nga và là trang web hàng từ Trung Quốc phổ biến thứ 10 ở Brazil. Nhiều người so sánh nó với eBay, vì người bán hoàn toàn độc lập trên nền tảng này và hỗ trợ người mua quốc tế.
JD.com
JD.com hay còn được gọi là Jingdong và trước đây được gọi là 360buy là một công ty thương mại điện tử của Trung Quốc có trụ sở chính tại Bắc Kinh, được thành lập vào năm 1998 bởi Richard Liu.
Đây là một trong hai nhà bán lẻ trực tuyến B2C lớn ở Trung Quốc theo số lượng giao dịch và doanh thu, là thành viên của Fortune Global 500 và là đối thủ cạnh tranh lớn với Tmall do Alibaba điều hành. Sự khác biệt của JD.com so với Tmall hay Taobao chính là JD là người bán trực tiếp sản phẩm cho khách hàng.
Đây là một nền tảng tích hợp, nó lấy hàng từ những nhà cung cấp thông qua quy trình chọn lọc kỹ càng, lưu trữ hàng trong kho của riêng mình và vận chuyển sản phẩm với dịch vụ giao hàng của riêng mình. Do đó, hàng hóa ở đây được xem là có độ tin cậy và dịch vụ vận chuyển cũng tốt nhất trong các đơn vị mua sắm online.
Trong khi đó, Taobao và Tmall hoàn toàn độc lập với người bán, họ chỉ cung cấp nền tảng để bất kỳ người bán nào đăng tải sản phẩm và bán hàng. Bạn có thể liên tưởng JD chính là Tiki của Việt Nam, còn Taobao và Tmall chính là Lazada và Shopee. JD cũng được sở hữu một phần bởi Tencent với 20% cổ phần trong tập đoàn.
Lưu ý khi mua hàng online tại Trung Quốc
Với những phân tích trên, tùy vào nhu cầu mua sắm của bạn mà bạn có thể chọn lựa một nền tảng để mua sắm. Chẳng hạn như khi muốn mua hàng chính hãng, mua hàng Tmall chính là lựa chọn phù hợp nhất. Nếu muốn chọn lựa những mặt hàng đa dạng về kiểu dáng mẫu mã, Taobao hay Jingdong là nơi bạn nên dừng chân. Còn nếu muốn lấy hàng số lượng lớn và có giá hợp lý, hãy đừng ngần ngại tham khảo 1688.
Hạn chế khi đặt hàng online chính là bạn không kể kiểm soát về chất lượng. Bạn có thể hạn chế những rủi ro này bằng cách tham khảo đánh giá về hàng hóa, đánh giá về shop, xem điểm uy tín của shop… trên trang web hàng Trung Quốc. Mỗi website sẽ có một tiêu chuẩn đánh giá khác nhau, nhưng nhìn chung nếu shop nào có điểm càng cao thì càng uy tín.
Ngoài ra, đối với hình thức order online này, hãy chọn một đơn vị vận chuyển uy tín như Cẩm Thạch Company hay nhiều công ty nhập hàng Trung Quốc khác. Họ sẽ là người đứng ra đặt hàng thay bạn, thanh toán hộ bạn và vận chuyển hàng hóa đến tận nhà của bạn. Việc của bạn chỉ là chọn ra những mặt hàng muốn mua, gửi cho đơn vị đó và chờ đợi hàng về.
Cách thực hiện này sẽ giúp bạn giải quyết những rào cản về mặt thanh toán, vận chuyển quốc tế cũng như có chính sách hỗ trợ, bồi thường rõ ràng trong trường hợp hàng hóa có rủi ro khi vận chuyển. Điều quan trọng là hãy chọn đơn vị vận chuyển uy tín và có hợp đồng giao dịch đầy đủ.
Trên đây là 5 trang web mua hàng Trung Quốc online được nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ kinh doanh sử dụng để tìm kiếm – nhập nguồn hàng độc lạ nhưng giá cả lại không quá mắc. Thông qua 5 nguồn hàng Trung Quốc ở trên sẽ giúp doanh nghiệp của mua sở hựu được loại hàng bạn mong muốn cùng với chi phí phù hợp với doanh nghiệp bạn.